Kiến trúc
Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Kiến trúc sư với kiến thức chuyên ngành kiến trúc, ngoài công tác thiết kế công trình có thể tham gia vào rất nhiều các lĩnh vực thiết kế quản lý khác, như quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế cảnh quan, quản lý đô thị, quản lý giám sát dự án, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa hay thiết kế tạo dáng công nghiệp.
Từ những vật liệu sẵn có, những tri thức khoa học, kinh nghiệm, nhu cầu thực tế, quan niệm về ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ của các hình thức kiến trúc, mỗi nền văn hóa thường để lại hàng loạt các công trình kiến trúc có chung những phong cách kiến trúc riêng, đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử.
Kiến trúc hiện đại đi theo xu hướng tôn sùng công nghệ và vật liệu mới, công năng sử dụng, và năng lực sáng tạo cá nhân, do đó các công trình kiến trúc hiện đại thường không có nhiều liên hệ đến văn hóa bản địa.
Sự khô cứng, vô tính của kiến trúc hiện đại bị phê phán mạnh mẽ trong những năm 1970 khiến trào lưu kiến trúc hậu hiện đại ra đời. Công nghệ và vật liệu mới vẫn được áp dụng mạnh mẽ trong kiến trúc hậu hiện đại, mà áp dụng chúng một cách khôn ngoan đầy cảm xúc hơn, nhằm nhấn mạnh các đặc thù của công trình và mối liên hệ của công trình đến khung cảnh tự nhiên văn hóa xã hội xung quanh.
Tổng hợp những mẫu thiết kế nhà đẹp mang phong cách hiện đại, sang trọng và tiện nghi được nhiều người ưa chuộng trên thế giới, được Phòng Khách Đẹp chọn lọc tỉ mỉ để bạn tham khảo và chọn lựa. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu về thiết kế thi công nội thất nhé !
Kiến trúc sư
Kiến trúc sư là người làm thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức và cấu trúc cũng như dự đoán sự phát triển của một công trình hay làm thiết kế quy hoạch của vùng, của khu dân cư, khu công nghiệp và cảnh quan đô thị. Kiến trúc sư cung cấp các giải pháp về kiến trúc (công năng, thẩm mỹ cũng như giải pháp kĩ thuật) cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu xây dựng ở các lĩnh vực khác nhau.
Từ “kiến trúc sư” xuất phát từ architectus trong tiếng Latin và từ arkhitekton trong tiếng Hy Lạp, đây là kết hợp của arkhi, có nghĩa là “người chính, người thợ cả”, và tekton, có nghĩa là “người thợ nề, người thợ mộc”. Trong tiếng Việt, “kiến trúc” có thể xem hợp thành từ “kiến tạo”, thể hiện sự sáng tạo ra cái mới, và “cấu trúc”, thể hiện sự bố trí sắp xếp hợp lý. Vì thế, kiến trúc sư được hiểu theo nghĩa là người kiến tạo ra công trình với cấu trúc mới lạ và đẹp mắt.
Nhìn chung, kiến trúc sư là người trung gian đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu công năng sử dụng và nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ giữa người sử dụng với công trình kiến trúc. Kiến trúc sư phải chuyển đổi nhu cầu sử dụng của người dùng vào các giải pháp mặt bằng – không gian – kĩ thuật của công trình hoặc, thậm chí, kiến trúc sư là người tư vấn để cải tạo và đề xuất ra dây chuyền công năng mới cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, kiến trúc sư là người phải có óc tổ chức thẩm mỹ nghệ thuật, nhằm đem lại vẻ đẹp hoàn hảo cho tác phẩm kiến trúc.
Lĩnh vực học
- Kiến trúc quy hoạch
- Kiến trúc cảnh quan
- Kiến trúc công trình
NGHỀ NGHIỆP | |
---|---|
TÊN | Kiến trúc sư |
LOẠI NGHỀ NGHIỆP
| Nghề chuyên nghiệp |
NGÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG
| Kiến trúc Xây dựng dân dụng Dựng hình Quản lý dự án Quy hoạch đô thị Quy hoạch đô thị Thiết kế nội thất Nghệ thuật thị giác |
MÔ TẢ | |
NĂNG LỰC | Kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật, thiết kế xây dựng, lập kế hoạch và kỹ năng quản lý |
YÊU CẦU HỌC VẤN
| Yêu cầu chuyên môn |
Lịch sử kiến trúc
Bắt đầu buổi bình minh của lịch sử loài người, đứng trước nhu cầu tự bảo vệ mình trước các tác động thiên nhiên thời tiết, con người tiền sử đã phải tạo nên những dạng thức kiến trúc đầu tiên để tồn tại. Như vậy, kiến trúc trước tiên được nảy sinh từ trên nhu cầu công năng sử dụng của con người. Trong lịch sử kiến trúc châu Âu, giả thuyết về nguồn gốc của kiến trúc được Vitruvius đề cập đến trong tác phẩm Mười cuốn sách viết về kiến trúc. Theo đó, túp lều nguyên thủy được xem là điểm khởi thủy cho mọi dạng thức của kiến trúc sau này.
Vào thời kỳ đồ đá mới, con người đã xây dựng những tường thành kiên cố để tự bảo vệ, ví dụ như bức tường thành bằng đá nổi tiếng được tìm thấy ở Jericho, có niên đại xây dựng vào năm 8000 trước Công nguyên. Người ta cũng đã khai quật được một cụm quần cư gồm những nhà tròn xây dựng bằng những tảng đá chồng xếp lên nhau ở làng Skara Brae ở Scotland.
Vào thời đại đồ đồng, các loại hình kiến trúc đầu tiên đã ra đời. Đó là các loại hình sau đây:
- Phòng đá (Dolmen)
- Cột đá (Menhir hay Monolith)
- Lan can đá (Cromlech)
- Hình thức sơ khởi của đền thờ.
Kiến trúc và Xây dựng
Các phong cách kiến trúc phương Tây nổi tiếng
Lịch sử kiến trúc đã trải qua nhiều giai đoạn với các phong cách khác nhau. Lịch sử kiến trúc châu Âu, nếu phân chia theo các giai đoạn lịch sử, người ta có các dòng kiến trúc chính:
- Kiến trúc Ai Cập cổ đại
- Kiến trúc Lưỡng Hà và Ba Tư
- Kiến trúc Hy Lạp cổ đại
- Kiến trúc La Mã cổ đại
- Kiến trúc Byzantine và kiến trúc Nga thời kỳ trung thế kỷ
- Kiến trúc Roman
- Kiến trúc Gothic
- Kiến trúc Phục hưng (Renaissance)
- Kiến trúc Baroque
- Kiến trúc Rococo
- Kiến trúc Tân cổ điển (Neoclassic)
- Kiến trúc Hiện đại (Modern architecture)
- Kiến trúc Hậu Hiện đại (Postmodern architecture)
- Chủ nghĩa Phê bình bản địa
Kiến trúc Tân cổ điển
Kiến trúc tân cổ điển là một phong cách kiến trúc do trào lưu tân cổ điển tạo ra, bắt đầu vào giữa thế kỷ 18. Kiến trúc Tân cổ điển thuần túy là sự kết hợp chủ yếu giữa kiến trúc cổ đại Hy – La, các nguyên tắc kiến trúc của Vitruvius và phong cách của Kiến trúc sư người Ý Andrea Palladio.[1]
Về hình thức, kiến trúc tân cổ điển nhấn mạnh vào bức tường hơn là về phối hợp màu sáng và tối và duy trì bản sắc riêng biệt cho mỗi bộ phận của nó. Về chi tiết, kiến trúc Tân cổ điển là một phản ứng chống lại phong cách trang trí tự nhiên của Rococo. Về công thức kiến trúc, nó như là sự phát triển của một số đặc điểm cổ điển của truyền thống kiến trúc Baroque muộn. Kiến trúc tân cổ điển vẫn được thiết kế cho đến ngày nay, nhưng có thể được gắn nhãn là kiến trúc cổ điển mới cho các tòa nhà hiện đại.
Ở các quốc gia Trung và Đông Âu, người ta vẫn xem kiểu kiến trúc này là cổ điển, và tân cổ điển chỉ dành cho những phong cách kiến trúc bắt đầu từ thế kỷ thứ 19 đến nay.
Đặc điểm
Tân cổ điển là một phong trào quốc tế. Mặc dù kiến trúc tân cổ điển sử dụng các từ vựng cùng cổ điển như kiến trúc Baroque muộn, nó có xu hướng nhấn mạnh phẩm chất phẳng của nó, chứ không phải là khối lượng tác phẩm điêu khắc. Các khối nhô hay lùi các hiệu ứng của chúng ánh sáng và bóng tối bằng phẳng hơn, điêu khắc phù điêu cũng phẳng hơn và có xu hướng làm chìm trong những trụ gạch, dạng viên hoặc các tấm. Các chi tiết riêng lẻ được làm riêng biệt rồi kết nối với nhau hơn là những khối đan xen, tự đầy đủ.
Các công trình kiến trúc tân cổ điển tiêu biểu là Biệt phủ Somerset ở Anh, Nhà thờ Saint Louis ở La Roche-sur-Yon (Pháp), trụ sở Viện Khoa học Athen, Bảo tàng Quốc gia Hungary ở Budapest, Nhà tưởng niệm Lincoln ở Mỹ.
Thiết kế nội thất
Trong nhà, tân cổ điển đã thực hiện một khám phá nội thất La Mã chính hãng, lấy cảm hứng từ các rediscoveries tại Pompeii]] và Herculaneum, đã bắt đầu vào cuối thập niên 1740, nhưng chỉ đạt được một đối tượng rộng trong 1760s, với đầu tiên khối lượng sang trọng của phân phối kiểm soát chặt chẽ của “Lê Antichità di Ercolan” cổ vật của Herculaneum cho thấy rằng ngay cả classicizing nhất nội thất của các Baroque, hay nhất “La Mã” phòng William Kent được dựa trên vương cung thánh đường và đền “bên ngoài” kiến trúc, quay bên ngoài: hình tam giác ed khung cửa sổ trở thành mạ vàng gương, lò sưởi đứng đầu với lĩnh vực ngôi đền, bây giờ tất cả trông khá khoa trương và vô lý. Nội thất mới tìm cách để tái tạo một “đích thực Roman và thực sự nội thất” từ vựng, sử dụng phẳng hơn, các họa tiết nhẹ hơn, điêu khắc trong thấp rìa giống như cứu trợ hoặc sơn monotones “en camaïeu” (“Những khách mời như”), huy chương bị cô lập hoặc bình hoặc đổ vỡ hoặc “bucraniahoặc màu sắc họa tiết đá khác, bị đình chỉ trên swags nguyệt quế hay ru-băng, với các arabesques mảnh chống lại nguồn gốc, có lẽ,” Pompeiian đỏ “hoặc mang lại màu nhạt, hoặc. Phong cách tại Pháp bước đầu đã được một phong cách Paris, “bệnh gút grec” (tiếng Hy Lạp hương vị “) không phải là một phong cách tòa án. Chỉ khi vị vua trẻ tham gia lên ngôi năm 1774 Marie Antoinette, thời trang Nữ hoàng yêu của mình, mang lại “Louis XVI của Pháp Louis XVI” phong cách để tòa án.
Kiến trúc cổ điển
Kiến trúc cổ điển là phong cách kiến trúc có ý thức bắt nguồn từ các nguyên tắc của kiến trúc La Mã và Hy Lạp, hoặc đôi khi được miêu tả một cách cụ thể hơn là trong các tác phẩm của kiến trúc sư La Mã, Vitruvius. Các phong cách kiến trúc cổ điển khác nhau đã tồn tại từ thời Phục hưng Carolingian, và nổi bật nhất trong thời Phục hưng của Ý. Mặc dù các phong cách kiến trúc cổ điển có thể khác nhau rất nhiều nhưng nhìn chung chúng có thể được cho là dựa trên một “từ vựng” chung về các yếu tố trang trí và xây dựng. Trong phần lớn thế giới phương Tây, các phong cách kiến trúc cổ điển khác nhau đã thống trị lịch sử kiến trúc từ thời Phục hưng cho đến Chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù nó vẫn tiếp tục được phát triển bởi nhiều kiến trúc sư cho đến ngày nay.
Thuật ngữ “kiến trúc cổ điển” cũng áp dụng cho bất kỳ kiểu kiến trúc nào đã phát triển đến một trạng thái tinh tế cao, như kiến trúc cổ điển của Trung Quốc, hoặc kiến trúc của người Maya cổ đại. Nó cũng có thể đề cập đến bất kỳ kiến trúc nào bao gồm cả hiện đại sử dụng triết lý thẩm mỹ theo phong cách cổ điển.
Đối với các tòa nhà hiện đại xây dựng theo nguyên tắc cổ điển đích thực, thuật ngữ “Kiến trúc cổ điển mới”, “Tân cổ điển” hay “Kiến trúc cổ điển hiện đại” đôi khi được sử dụng.
Kiến trúc biệt thự
Biệt thự là loại hình nhà ở được thiết kế và xây dựng trên một không gian tương đối hoàn thiện và biệt lập tương đối với không gian xây dựng chung. Thông thường, biệt thự được hiểu là nhà ở riêng lẻ có sân vườn (cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa, …), có tường rào và lối ra vào riêng biệt. Việc thiết kế biệt thự đòi hỏi phải có nghệ thuật và thẩm mĩ cao.
Biệt thự phải là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và cảnh quan xung quanh, kiến trúc phải đảm bảo công năng, hình khối phải đạt tỷ lệ phù hợp. Đẹp và sang trọng là 2 yếu tố cơ bản nhất của một biệt thự. Nói chung biệt thự thường là nơi ở của những người có thu nhập cao.
Biệt thự trong lịch sử được hình thành ở thời kỳ La Mã, là nơi ở của tầng lớp thượng lưu La Mã cổ đại. Sau sự sụp đổ của Cộng hoà La Mã đôi khi chuyển giao cho Giáo hội để tái sử dụng như một tu viện. Sau đó, họ dần dần lại phát triển qua các thời Trung Cổ và đến ngày nay. Trong các từ điển tiếng Việt, “biệt thự” có nghĩa là nhà rộng có vườn riêng biệt.
Kiến trúc Hiện đại
Trào lưu kiến trúc Hiện đại (Modernism) là một khái niệm rất rộng được sử dụng để miêu tả các công trình khác nhau có các đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối không gian, tổ chức mặt bằng tự do phi đối xứng, mặt đứng loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng vật liệu mới như kính, thép, bê tông. Kiến trúc hiện đại là một sự đoạn tuyệt mạnh mẽ với kiến trúc cổ điển, thể hiện một lối tư duy mới của sự phát triển bùng nổ của các xã hội châu Âu cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20.
Trường phái kiến trúc này, xuất phát ở châu Âu từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 và đã nhanh chóng phổ biến, trở thành một trường phái chủ đạo ra trên toàn thế giới đến thập niên 1970.
Hiện nay mặc dù một định nghĩa chuẩn xác về khái niệm kiến trúc hiện đại vẫn còn đang được tranh luận, nhưng người ta thống nhất rằng trào lưu kiến trúc Hiện đại của thế kỉ 20 đã được thay thế bằng trào lưu kiến trúc Hậu Hiện đại (Postmodernism).
Khởi nguồn
Kiến trúc Hiện đại, bắt nguồn từ châu Âu, là một sự phản ứng lại ảnh hưởng của quá khứ kiến trúc từ cuối thế kỉ 19. Các kiến trúc sư cảm thấy trào lưu kiến trúc Cổ điển không còn đủ sức sống, vay mượn và lệ thuộc quá nhiều vào những gì có trong quá khứ, không phản ảnh trung thực lại bối cảnh của thời đại công nghiệp. Không những vậy, kiến trúc cổ điển còn trở thành vật cản, trói buộc con người với quá khứ hoặc đánh lừa thị hiếu kiến trúc bằng những yếu tố tranh trí diêm dúa và vô nghĩa. Vào nửa cuối của thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, trong trào lưu phát triển của phương Tây, chủ nghĩa Hiện đại nói chung có nguồn gốc từ thời kì Khai sáng (Enlightenment) đã ảnh hưởng xuống suy nghĩ của các kiến trúc sư, họ tin rằng cần phải tạo ra một trào lưu kiến trúc mới, phản ảnh được tinh thần của thời đại mới và phải vượt qua, rũ bỏ được cái bóng của quá khứ.
Đa số nhà nghiên cứu về lịch sử kiến trúc Hiện đại của thế kỉ 20 đều lấy mốc của khởi đầu từ sự ra đời của công trình Cung Thủy tinh (Crystal Palace) ở Hyde Park, (London, Anh) năm 1851 do Joseph Paxton thiết kế. Công trình đáng dấu một bước ngoặt về tư duy không gian kiến trúc, về phương pháp sử dụng vật liệu, biện pháp thi công cũng như báo hiệu một vẻ đẹp mới của thời kỳ công nghiệp hóa.
Bên cạnh đó là các Kiến trúc sư của “Phong trào Nghệ thuật Thủ công” (Arts and Crafts movement) ở Anh do William Morris khởi xướng đã thúc đẩy sự đa dạng của kiến trúc. Đó là việc sử dụng vật liệu đa dạng, tính địa phương của kiến trúc, quay về với các khối hình học cơ bản. Tiêu biểu cho thời kì này có Philip Webb với công trình Biệt thự Gạch đỏ (The Red House) hay Charles Rennie Mackintosh ở Scotland với trường Nghệ thuật Glasgow. Ấn tượng trước Phong trào Nghệ thuật Thủ công, tùy viên văn hóa Đức tại Anh lúc đó Herman Muthesius đã viết tác phẩm “Văn hóa trang trí” (Dekorative Kunst) ca ngợi những ngôi nhà của Morris, Webb và các cộng sự.
Kiến trúc cảnh quan
Kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người. Phạm vi hoạt động của kiến trúc cảnh quan liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản, bảo tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản. Người hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan được gọi là kiến trúc sư cảnh quan.
Kiến trúc Á Đông
Kiến trúc truyền thống Á Đông phần nhiều bị ảnh hưởng bởi phong cách kiến trúc Trung Hoa. Các công trình kiến trúc Á Đông sử dụng gỗ làm vật liệu chính để xây dựng hệ kết cấu chịu lực cho công trình và dùng sức nặng từ mái ngói của công trình để tạo sự chắc chắn. Tại từng quốc gia và từng thời kỳ mà phong cách kiến trúc có sự thay đổi nhất định. Trong thời kỳ hiện đại, các nước Á Đông đã du nhập phong cách kiến trúc cận-hiện đại của châu Âu cũng như phong cách kiến trúc hiện đại trên toàn thế giới để dùng trong cuộc sống thường nhật, tuy nhiên các quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản vẫn bảo lưu được rất nhiều những công trình kiến trúc đặc sắc mang phong cách kiến trúc Á Đông.
Kiến trúc trung quốc
Người Trung Quốc sử dụng đủ loại vật liệu xây dựng như gỗ, đá, gạch, ngói, đất bùn, và kim loại. Từ thời xa xưa, họ chủ yếu dùng gỗ để xây nhà ở và kỹ thuật thiết kế và xử lý các kết cấu gỗ của họ thực là tài tình. Tại di chỉ Hà Mẫu Độ tỉnh Chiết Giang, người ta đã khai quật được những mảnh gỗ bắt mộng vào nhau, và chúng được giám định là xuất hiện trên 6500 năm.
Đời Hạ, Thương, Chu, đã xuất hiện kết cấu kiến trúc xây nhà xung quanh và sân ở giữa. Kỹ thuật đầm đất và kết cấu gỗ đã phát triển cao nhờ các công cụ bằng đồng, bằng sắt đã xuất hiện. Kinh đô lấy cung điện nhiều bậc thềm làm chính, xung quanh có tường thành bằng đất nện. Đời Tần và đời Hán, do sự thống nhất đất nước và giao thông thuận lợi hơn, kỹ thuật xây dựng phát triển do sự giao lưu giữa các địa phương. Giới thống trị đã xây dựng rất nhiều đền đài, lăng mộ, thành trì, công trình thuỷ lợi, v.v… Đời Tấn và Nam Bắc Triều, kỹ thuật xây dựng dung hợp các cách thức của các dân tộc, và cả nước ngoài nữa. Đạo giáo và Phật giáo phát triển, cho nên các kiến trúc tôn giáo mới mẻ xuất hiện. Đời Đường, kiến trúc đạt đến sự tinh vi và thuần thục rất cao. Việc chế tạo ngói tráng men (lưu ly ngoã) đã xuất hiện từ đời Nam Bắc Triều nay có tiến bộ hơn ở đời Đường và được sử dụng rộng rãi hơn. Đời Tống là thời kỳ chuyển biến của kỹ thuật xây dựng. Phong cách kiến trúc trang trọng và giản dị của đời Đường chuyển sang phong cách hoa mỹ cầu kỳ vào đời Tống. Vào đời này bắt đầu xuất hiện tác phẩm Doanh Tạo Pháp Thức của Lý Giới. Đây là sách giáo khoa về kỹ thuật xây dựng, trình bày toàn bộ quá trình xây dựng, từ thao tác đo đạc tính toán nền móng, tính toán vật liệu, thiết kế, thi công, trang trí, v.v… Sang đời Minh và Thanh, nghề làm gạch phát triển, và gạch được sử dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng, từ nhà ở của dân đến đền đài, cung điện, thành quách, cầu đường, v.v…
Kiến trúc nội thất
Kiến trúc nội thất là kiến trúc không gian bên trong một công trình. Khái niệm này có phần hơi tương đồng với khái niệm thiết kế nội thất.
Tuy nhiên 2 khái niệm này thường gắn liền với 2 cách dùng khác nhau. ” Kiến trúc nội thất” chỉ những kiến trúc, không gian. ” Thiết kế nội thất” thì thường chỉ công việc liên quan đến kiến trúc nội thất.
Tại Mỹ, để trở thành một kiến trúc sư làm kiến trúc nội thất thì phải hoàn thành một số tiêu chí đặt ra để trở thành một kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề.
Ở Việt Nam kiến trúc nội thất đã phát triển được một thời gian khá dài, điều kiện sống phát triển kèm theo nhu cầu làm đẹp cho Nội thất, ngoại thất nhà cửa tăng mạnh.
Kiến trúc nội thất đã chia ra nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái lại mang đậm nét khác biệt quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Như kiến trúc nội thất châu âu, kiến trúc nội thất Pháp, (cái này hiểu là phong cách thiết kế hay kiểu kiến trúc)..
Hiểu theo cách đơn giản nhất, kiến trúc nội thất là thiết kế kiến trúc xây dựng có tính đến phương án bố trí nội thất và trang trí nội thất có liên quan đến kết cấu trần, tường, sàn.
Kiến trúc Việt Nam
Kiến trúc Việt Nam có thể chia ra làm các giai đoạn loại nổi bật sau đây:
Kiến trúc cổ Việt Nam
Kiến trúc cổ truyền Việt Nam mang phong cách kiến trúc Á Đông, đa phần sử dụng kết cấu khung gỗ như nhà gỗ truyền thống Việt Nam kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, ngói, đất, rơm, tre…. Những công trình kiến trúc cổ còn tồn tại ở Việt Nam hầu hết được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn (thế kỷ 17-19). Những gì còn sót lại của kiến trúc cổ Việt Nam không thực sự tồn tại những công trình có kích thước lớn như ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng Thành Thăng Long mới đây, nền móng của nhiều kiến trúc đồ sộ đã được phát hiện, đặc biệt là nền móng của các công trình xây dựng vào thời Lý. Đơn cử như, 1 kiến trúc thời Lý có diện tích rất lớn khoảng trên 2.280m2, rộng 38,0m và dài trên 60,0m đã được phát lộ từ lòng đất khu di tích Hoàng thành Thăng Long, theo kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu kinh thành. Nếu tính toán này là chính xác và nếu so sánh về quy mô, diện tích với kiến trúc chùa Todai ở Nara, là một trong những ngôi chùa lâu đời và cổ kính nhất Nhật Bản, được xây dựng từ năm 743, chúng ta có thể thấy kiến trúc này là một công trình kiến trúc rất hoành tráng và đặc sắc. Bởi như ta biết, Todai là ngôi chùa bằng gỗ đã được xếp vào loại di sản kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới. Mặt bằng ngôi chùa này có diện tích 2.850m2, rộng 50,0m, dài 57,0m. Điều đặc biệt lưu ý là, trụ móng sỏi của các chân tảng kê cột của kiến trúc này có kích thước rất lớn, trung bình 1,90m x 1,90m, có móng trụ lớn hơn 2,0m, cho thấy các chân tảng đá ở đây có kích thước rất lớn và tương ứng với nó là hệ thống cột gỗ cũng rất to lớn. Mặc dù chưa xuất lộ hết, phần nền móng của kiến trúc còn đang tiếp tục mở rộng ra 3 bên (phía Đông, phía Tây và phía Nam) nhưng dựa vào quy luật phân bố các móng trụ, căn cứ vào gian trung tâm đã được xác định cho thấy, đây là công trình kiến trúc gỗ đồ sộ, có quy mô rất to lớn. Đồng thời, với quy mô và hệ thống trụ móng to lớn, kiến trúc này chắc chắn sẽ thuộc loại kiến trúc có nhiều tầng.
Trong suốt lịch sử, một số công trình kiến trúc đồ sộ cũng từng được nhắc đến trong sử sách như Cửu Trùng Đài hay lầu Ngũ Long. Tuy nhiên kiến trúc cổ truyền Việt Nam đã có nhiều thay đổi dưới từng thời kỳ và có thể đã không bảo tồn và tiếp nối được những công trình tinh hoa nhất. Vì là một quốc gia liên tục trải qua nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử, nên kiến trúc cổ Việt Nam đã bị tàn phá rất nhiều. Với những gì còn lại, có thể phân loại kiến trúc Việt Nam ra các công trình hạng mục theo:
- Chức năng sử dụng: kiến trúc cung điện, tôn giáo (đình, chùa, miếu thờ…), văn hóa (bia, đền…), nhà ở dân gian,…
- Vật liệu xây dựng thì cũng ít có tính cách lâu dài, chỉ trừ các công trình công cộng: gạch, đá, gỗ quý (thiết mộc)… mà đa số dùng các vật liệu địa phương sẵn có như lá, tranh, tre, gỗ đẽo, đá kê nền cột, đất sét nung hoặc không nung, bùn trộn rơm,…
- Kết cấu: khung sườn gỗ, mộng và lỗ mộng (không dùng đinh), vĩ kèo gỗ đòn tay, rui mè, đòn vong, cột kê tán (không móng, cừ…) tùy theo điều kiện địa lý mà có thể nhà kết cấu nâng sàn, nửa nhà sàn nửa nền đất, hay trên nền đất, nhưng thường không có lầu hay nhiều tầng. Mái nhà thường có độ dốc cao do hay dùng lá, tranh, ngói.
- Trang trí: công trình công cộng thì thường lợp ngói (hoàng cung, đình, miếu…), mái cong ở góc mái có trang trí đầu đao, rồng, cá,… chạm trổ hoa văn trang trí các đầu đà xà gồ gỗ, các hình tượng trang trí thường từ thú họ tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng) hay cọp, cá,…
- Thiết kế bình đồ: công trình công cộng như chùa, đình thường có bình đồ dùng theo chiết tự Hán như nội công ngoại quốc,… còn nhà ở thì thường là 3 gian, 2 chái, hình chữ đinh, nhà chính (nhà trên) và nhà phụ (nhà dưới) có sân nước (sân thiên tỉnh)… và thường không ngăn chia ra các phòng nhỏ như ở tây phương, 1 cửa chính và 1 cửa đi phụ và rất ít cửa sổ. Nhà ở miền Nam nhiều sông rạch nên phương tiện đi lại chính là xuồng nên công trình phụ như nhà để ghe xuồng thường ở mé sông (xẽo) hay ụ tàu, và phía ngoài nhà có chuồng trâu bò, còn kho lúa thì thường đặt trong nhà.
- Vật lý kiến trúc: thông gió tự nhiên, tường và mái nhà thường trùm kín nhà do mưa rất nhiều, hơn nữa cửa đi và cửa sổ mở rất ít do an ninh ngừa trộm cắp nên chiếu sáng tự nhiên rất tối và kém sáng sủa, nhà ở thường hướng nam (đón gió nồm thổi mát vào mùa hè) và 2 chái phụ ở 2 đầu nhà sẽ là hướng đông tây chống hơi nóng mặt trời sáng và chiều. Trồng cây: trước nhà trồng cau (cau để đón gió nam mát) sau nhà trồng chuối (lá chuối ngăn bớt gió bấc lạnh mùa đông).
Kiến trúc thuộc địa
Thể loại kiến trúc này được du nhập từ các nước phương Tây, cùng với sự xuất hiện của người Pháp tại Việt Nam vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Loại hình kiến trúc này phát triển song song với quá trình khai thác thuộc địa của người Pháp. Do đặc điểm của riêng của điều kiện địa lý, khí hậu khác biệt nên các phong cách kiến trúc châu Âu đã phải có những chuyển biến nhất định để hòa hợp với điều kiện Việt Nam.
Kiến trúc mới
Thể loại kiến trúc này được hình thành từ giữa thế kỷ 20, sau khi nước Việt Nam thoát khỏi giai đoạn thuộc địa của thực dân Pháp. Dựa trên điều kiện lịch sử khác biệt, kiến trúc hai miền Nam và Bắc cũng phải chịu những ảnh hưởng nhất định.
Kiến trúc đương đại
Cùng với sự phát triển của kinh tế cũng như quá trình mở của hội nhập quốc tế sau giai đoạn Đổi mới và sự du nhập nhiều luồng kiến trúc khác nhau vào Việt Nam đã hình thành nên một khuynh hướng kiến trúc mới. Vào giai đoạn của mở cửa, phong cách kiến trúc này phần nhiều mang tính lai tạp sao chép các đặc điểm kiến trúc nước ngoài còn mang tính hỗn loạn. Hiện nay, các kiến trúc sư Việt Nam vẫn đang lần tìm một con đường cho riêng họ.
Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay(2007) một số trào lưu kiến trúc mới theo phong cách hiện đại đã được hình thành. Tuy chưa rõ nét nhưng đã một phần thể hiện được sự hội nhập với thế giới của các kiến trúc sư Việt Nam. Bên cạnh các hình thức thường thấy ngoài đường phố, công năng sử dụng cũng được nghiên cứu nghiêm túc hơn, tạo tiện nghi cho người sử dụng tốt hơn.
Tổng hợp những mẫu thiết kế nhà đẹp mang phong cách hiện đại, sang trọng và tiện nghi được nhiều người ưa chuộng trên thế giới, được Phòng Khách Đẹp chọn lọc tỉ mỉ để bạn tham khảo và chọn lựa. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu về thiết kế thi công nội thất nhé !
Xem thêm
Nhận xét
Đăng nhận xét